Vẻ đẹp về đêm của thành phố Hội An
Một trong những điều đặc biệt của Hội An là cảnh sắc về đêm ở nơi đây, hãy cùng khám phá các địa danh nổi tiếng ở Hội An qua bài viết sau nhé.
Bảo tàng Lịch sự văn hóa Hội An nằm trong khuôn viên chùa Ông thờ Quan Công và chùa Bà - thờ Quan Âm. Chùa khởi xây từ thế kỷ thứ 17 và đã qua nhiều lần trùng tu.
Bãi tắm Cửa Đại: thuộc phường Cẩm An, thị xã Hội An. Cửa Đại nằm cách đô thị cổ Hội An 5km về hướng Đông. Đây là bãi tắm lý tưởng, có bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và luôn được mặt trời chiếu sáng. Cửa Đại là nơi thích hợp để xây dựng khu du lịch với nhiều loại hình hấp dẫn như thể thao trên biển, tắm biển và nghỉ dưỡng.
Mua sắm, giá cả
Hội An là một nơi hiếm hoi mà khách sạn thường xuyên đông khách. Là thành phố du lịch, đặc biệt thu hút du khách nước ngoài nên Hội An không thiếu các khách sạn tiện nghi, ngay trung tâm thành phố giá phòng khá cao, nhưng khó có phòng trống. Vào mùa cao điểm nên tìm phòng xa khu trung tâm như đường Huỳnh Thúc Kháng, đoạn gần bến xe, đường Thái Phiên.
Có nhiều nhà trọ sạch sẽ không kém khách sạn, nhưng giá lại rẻ hơn nhiều.
Nhà khách cũng có nhiều phòng, giá rẻ, gần điểm bán vé tham quan.
Đến Hội An có thể mua bánh in, bánh đậu xanh, bánh ít lá gai. Tương ớt Hội An là món đặc biệt, cay nồng lại thơm.
Hội An có nhiều nhà hàng, quán ăn chủ yếu phục vụ khách Tây tập trung ở khu phố cổ Trần Phú, Bạch Đằng….. Đường Trần Phú là con đường tập trung quán bán cao lầu, giá cũng không quá đắt. Cao lầu là món mì đơn giản như mì Quảng, ít nước lèo, mì trộn cùng rau, thịt, tôm, sợi cao lầu làm bằng bột gạo Hội An, ngâm nước tro từ củi tràm ở cù lao Chàm, nhất là phải dùng nước từ giếng Bá Lễ, sợi mì mới dai đúng điệu, và mới đúng là món cao lầu đặc sản tại Hội An.
Các quán hàng cao lầu chỉ để dành phục vụ du khách, riêng dân Hội An không ăn ở những nơi này, họ chuộng hàng gánh lề đường, giá rẻ, ngon và nổi tiếng không kém hàng quán to.
Hội An còn đặc sản bánh tráng đập ăn cùng hến trộn. Do nhiều người Hoa tập trung sinh sống nên Hội An còn nổi tiếng với bánh bao và bánh vạc. Hai loại bánh này đều có nhân tôm thịt, nhưng ngon đặc biệt hơn là nhờ ngâm bột bằng nước giếng Bá Lễ và chấm bằng nước chấm chính hiệu do người bán bánh làm ra.
Đến, đi lại bằng gì?
Từ Thành phố Đà Nẵng đi về Hội An có hai hướng. Một là đi theo quốc lộ 1 về phía Nam khoảng 27km đến đường Vĩnh Điện rồi rẽ trái thêm 10km. Vào Hội An theo đường Huỳnh Thúc Kháng có thể ghé thăm Tháp Chàm Bằng Anh ở Vĩnh Điện.
Con đường thứ hai gần hơn, vắng hơn, đi từ Trung Tâm Đà Nẵng qua cầu sông Hàn, vào tỉnh lộ Đà Nẵng - Hội An, ghé thăm Ngũ Hành Sơn, đến Hội An khoảng 30km.
Xe bus từ Đà Nẵng đi từ bến xe bus nội tuyến.
Hội An có đầy đủ các dịch vụ giao thông phục vụ du khách như xe bus, taxi, xe ôm, xích lô, du khách cũng có thể thuê xe máy, xe đạp để tự do dạo quanh Hội An thăm khu phố cổ. Nhưng thú vị nhất với du khách đến thăm Hội An vẫn là đi bộ vòng quanh khu phố để cảm nhận nét đặc biệt của nơi này.
Lưu ý khác
* Hội An rất thú vị vào sáng sớm, đường phố vắng lặng, những người dân Hội An chuẩn bị bắt đầu ngày mới, không có ánh đèn điện, người bán người mua tấp nập thân tình
* Cũng có thể đi dạo Hội An ban đêm trong những ngõ ngách thanh tịnh của phố cổ.
* Nên đến Hội An vào ngày rằm, 14 âm lịch, lúc này có Đêm phố cổ, cấm xe máy, đèn điện, nhà nhà đốt đèn lồng, có phố đi bộ, hát dân ca, hò xứ Quảng…
* Hàng đêm ngay Bến Bạch Đằng có thuyền văn hóa dạo quanh sông, hòa tấu nhạc dân tộc.
Bảo tàng Lịch sự văn hóa Hội An nằm trong khuôn viên chùa Ông thờ Quan Công và chùa Bà - thờ Quan Âm. Chùa khởi xây từ thế kỷ thứ 17 và đã qua nhiều lần trùng tu.
Bãi tắm Cửa Đại: thuộc phường Cẩm An, thị xã Hội An. Cửa Đại nằm cách đô thị cổ Hội An 5km về hướng Đông. Đây là bãi tắm lý tưởng, có bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và luôn được mặt trời chiếu sáng. Cửa Đại là nơi thích hợp để xây dựng khu du lịch với nhiều loại hình hấp dẫn như thể thao trên biển, tắm biển và nghỉ dưỡng.
Mua sắm, giá cả
Hội An là một nơi hiếm hoi mà khách sạn thường xuyên đông khách. Là thành phố du lịch, đặc biệt thu hút du khách nước ngoài nên Hội An không thiếu các khách sạn tiện nghi, ngay trung tâm thành phố giá phòng khá cao, nhưng khó có phòng trống. Vào mùa cao điểm nên tìm phòng xa khu trung tâm như đường Huỳnh Thúc Kháng, đoạn gần bến xe, đường Thái Phiên.
Có nhiều nhà trọ sạch sẽ không kém khách sạn, nhưng giá lại rẻ hơn nhiều.
Nhà khách cũng có nhiều phòng, giá rẻ, gần điểm bán vé tham quan.
Đến Hội An có thể mua bánh in, bánh đậu xanh, bánh ít lá gai. Tương ớt Hội An là món đặc biệt, cay nồng lại thơm.
Hội An có nhiều nhà hàng, quán ăn chủ yếu phục vụ khách Tây tập trung ở khu phố cổ Trần Phú, Bạch Đằng….. Đường Trần Phú là con đường tập trung quán bán cao lầu, giá cũng không quá đắt. Cao lầu là món mì đơn giản như mì Quảng, ít nước lèo, mì trộn cùng rau, thịt, tôm, sợi cao lầu làm bằng bột gạo Hội An, ngâm nước tro từ củi tràm ở cù lao Chàm, nhất là phải dùng nước từ giếng Bá Lễ, sợi mì mới dai đúng điệu, và mới đúng là món cao lầu đặc sản tại Hội An.
Các quán hàng cao lầu chỉ để dành phục vụ du khách, riêng dân Hội An không ăn ở những nơi này, họ chuộng hàng gánh lề đường, giá rẻ, ngon và nổi tiếng không kém hàng quán to.
Hội An còn đặc sản bánh tráng đập ăn cùng hến trộn. Do nhiều người Hoa tập trung sinh sống nên Hội An còn nổi tiếng với bánh bao và bánh vạc. Hai loại bánh này đều có nhân tôm thịt, nhưng ngon đặc biệt hơn là nhờ ngâm bột bằng nước giếng Bá Lễ và chấm bằng nước chấm chính hiệu do người bán bánh làm ra.
Đến, đi lại bằng gì?
Từ Thành phố Đà Nẵng đi về Hội An có hai hướng. Một là đi theo quốc lộ 1 về phía Nam khoảng 27km đến đường Vĩnh Điện rồi rẽ trái thêm 10km. Vào Hội An theo đường Huỳnh Thúc Kháng có thể ghé thăm Tháp Chàm Bằng Anh ở Vĩnh Điện.
Con đường thứ hai gần hơn, vắng hơn, đi từ Trung Tâm Đà Nẵng qua cầu sông Hàn, vào tỉnh lộ Đà Nẵng - Hội An, ghé thăm Ngũ Hành Sơn, đến Hội An khoảng 30km.
Xe bus từ Đà Nẵng đi từ bến xe bus nội tuyến.
Hội An có đầy đủ các dịch vụ giao thông phục vụ du khách như xe bus, taxi, xe ôm, xích lô, du khách cũng có thể thuê xe máy, xe đạp để tự do dạo quanh Hội An thăm khu phố cổ. Nhưng thú vị nhất với du khách đến thăm Hội An vẫn là đi bộ vòng quanh khu phố để cảm nhận nét đặc biệt của nơi này.
Lưu ý khác
* Hội An rất thú vị vào sáng sớm, đường phố vắng lặng, những người dân Hội An chuẩn bị bắt đầu ngày mới, không có ánh đèn điện, người bán người mua tấp nập thân tình
* Cũng có thể đi dạo Hội An ban đêm trong những ngõ ngách thanh tịnh của phố cổ.
* Nên đến Hội An vào ngày rằm, 14 âm lịch, lúc này có Đêm phố cổ, cấm xe máy, đèn điện, nhà nhà đốt đèn lồng, có phố đi bộ, hát dân ca, hò xứ Quảng…
* Hàng đêm ngay Bến Bạch Đằng có thuyền văn hóa dạo quanh sông, hòa tấu nhạc dân tộc.
Post a Comment