Khám phá lễ hội Ka Tê của người dân Ninh Thuận
Lễ Katê của người Chăm diễn ra vào ngày đầu tháng 7 Chăm lịch và kéo dài khoảng một tháng theo truyền thống. Hiện nay, lễ này chỉ diễn ra trong vài ngày nhưng vẫn tổ chức đúng các nghi thức cổ truyền, mở đầu bằng lễ tại tháp, lễ tại làng và kết thúc bằng lễ tại gia đình. Đây là dịp để tưởng nhớ đến người có công, tổ tiên và là ngày gia đình tụ họp...
Katê năm nay diễn ra vào ngày 6 và 7/10/2010 tức ngày 30/6 và 1/7 Chăm lịch. Dịp này, ngôi tháp Pôklong Giarai ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) rộn ràng và đầy sắc màu. Nơi đây, tập trung nhiều đồng bào Chăm sinh sống, còn nhiều di tích của người Chăm xưa nên lễ Katê diễn ra tưng bừng, thu hút đông đảo khách du lich...
Khách đến Phan Rang vào dịp này sẽ đắm mình trong không khí lễ hội Katê tại tháp cổ, theo tiếng Chăm là Bi Môn hay Kalan. Cũng như người Khmer, lễ tết của người Chăm thường diễn ra tại đền, tháp. Lễ Katê được hiểu như lễ Dolta của người Khmer ở Nam Bộ. Lễ diễn ra vào dịp mùa màng đã xong. Hậu thế dâng lên tổ tiên, người có công những vật phẩm mình làm ra như một lời cảm ơn, tưởng nhớ đến người đã khuất. Tại Phan Rang, có nhiều đền tháp nhưng quần thể tháp thờ vua Pôklong Giarai còn giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc xưa và là một trong những quần thể tháp Chăm lớn còn tồn tại. Theo các nhà nghiên cứu, khảo cổ văn hóa Chăm, quần thể tháp này đã tồn tại khoảng 7 thế kỷ nay, gồm 3 tháp có kết cấu độc đáo: Tháp chính thờ vua Pôklong Giarai cao 20,5 m, Tháp lửa cao 9,31 m và Tháp cổng cao 8,56 m. Các chi tiết của tháp được trang trí bằng các họa tiết gốm, đá với đủ loại hình người, hình đuôi rồng, hình lá, bò thần... là những công trình chạm trổ, tinh vi, tỉ mỉ mang đầy đủ ý nghĩa về nghệ thuật và tôn giáo của người Chăm. Vua Pôklong Giarai là người có công lớn trong việc phát triển cơ đồ và nền nông nghiệp tại khu vực này. Sau khi ông mất, nhân dân đắp tượng thờ ông tại tháp chính và xây dựng một số tháp xung quanh để thực hiện các nghi lễ tôn giáo truyền thống.
Lễ được diễn ra cùng lúc tại nhiều tháp Chăm ở dải đất miền Trung. Riêng tại Ninh Thuận, có 3 điểm diễn ra lễ này, là: đền tháp Pô Nagar, tháp Pô Klông Garai, tháp Pô Rôme. Nhộn nhịp và đông đúc nhất là lễ diễn ra tại tháp Pôklong Giarai. Không khí lễ hội thật náo nức trong tiếng trống Gi-năng và tiếng đàn Saranai réo rắt. Lễ bắt đầu từ các bài kinh tụng, dâng lễ vật, y phục, tắm tượng... Lễ vật gồm 1 con dê, 3 con gà để tẩy uế ở tháp, 5 mâm cơm chủ yếu làm từ thịt dê, 1 mâm cơm và muối, 3 ổ bánh gạo và hoa quả... Lễ tại tháp diễn ra trong hai ngày. Trong đó, riêng phần lễ chính diễn ra từ 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa ngày thứ hai sau khi đã diễn ra các nghi lễ chuẩn bị. Những ngày này, người Chăm tề tựu về tháp để dâng cúng lễ vật cho những người có công, các vị thần linh... Lễ Katê ở làng (plêi) diễn ra vào ngày thứ ba sau khi đã kết thúc lễ Katê ở tháp và đóng cửa tháp. Katê làng được xem như phần hội với nhiều hoạt động phong phú. Con trai, con gái và các nghệ nhân trong làng cùng nhau múa hát, thi dệt vải, thi đội nước... tùy làng, tạo không gian thư giãn sau những ngày làm việc mệt nhọc. Kết thúc Katê làng thì đến Katê gia đình (nga wôm). Lễ này diễn ra tùy thuộc vào kinh tế gia đình. Nghi thức chủ yếu là cúng cơm cho tổ tiên, ông bà. Dịp này, những người thân tổ chức thăm viếng, chúc tụng nhau.
Góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, lễ Katê được duy trì và phát triển thành lễ hội của tỉnh, chỉ diễn ra trong 2 ngày với nghi thức Katê ở tháp. Đây là lễ hội còn giữ nguyên nét truyền thống suốt hàng thế kỷ qua. Vì thế, lễ Katê trở thành sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, thu hút được khách du lich. Cứ đến khoảng đầu tháng 10 dương lịch, khách du lich ưa thích lễ này hỏi nhau, năm nay có đi mbăng Katê không?. Mbăng Katê là nói theo tiếng Chăm, tức có đi ăn lễ Katê không? Từng nhóm bạn lên kế hoạch rồi chọn các điểm đến là đền tháp ở miền Trung. Riêng khu vực tháp Pôklong Giarai ở Ninh Thuận luôn là lựa chọn đầu tiên của nhiều khách du lich vì lễ hội ở tháp diễn ra trong không gian rộng lớn. Lân cận có nhiều điểm du lịch còn rất hoang sơ, như: Bãi biển Ninh Chữ, vịnh Vĩnh Hy, đồi cát Nam Cương... Xa hơn thì có Cổ Thạch, Cam Ranh... Nếu chưa một lần mbăng Katê, khách nên chọn Phan Rang làm điểm đến để thưởng thức và tìm hiểu trọn vẹn về nghi lễ này kết hợp chuyến nghỉ dưỡng thú vị cùng bạn bè, người thân.
Xem thêm: dulich4mua.net
Katê năm nay diễn ra vào ngày 6 và 7/10/2010 tức ngày 30/6 và 1/7 Chăm lịch. Dịp này, ngôi tháp Pôklong Giarai ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) rộn ràng và đầy sắc màu. Nơi đây, tập trung nhiều đồng bào Chăm sinh sống, còn nhiều di tích của người Chăm xưa nên lễ Katê diễn ra tưng bừng, thu hút đông đảo khách du lich...
Khách đến Phan Rang vào dịp này sẽ đắm mình trong không khí lễ hội Katê tại tháp cổ, theo tiếng Chăm là Bi Môn hay Kalan. Cũng như người Khmer, lễ tết của người Chăm thường diễn ra tại đền, tháp. Lễ Katê được hiểu như lễ Dolta của người Khmer ở Nam Bộ. Lễ diễn ra vào dịp mùa màng đã xong. Hậu thế dâng lên tổ tiên, người có công những vật phẩm mình làm ra như một lời cảm ơn, tưởng nhớ đến người đã khuất. Tại Phan Rang, có nhiều đền tháp nhưng quần thể tháp thờ vua Pôklong Giarai còn giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc xưa và là một trong những quần thể tháp Chăm lớn còn tồn tại. Theo các nhà nghiên cứu, khảo cổ văn hóa Chăm, quần thể tháp này đã tồn tại khoảng 7 thế kỷ nay, gồm 3 tháp có kết cấu độc đáo: Tháp chính thờ vua Pôklong Giarai cao 20,5 m, Tháp lửa cao 9,31 m và Tháp cổng cao 8,56 m. Các chi tiết của tháp được trang trí bằng các họa tiết gốm, đá với đủ loại hình người, hình đuôi rồng, hình lá, bò thần... là những công trình chạm trổ, tinh vi, tỉ mỉ mang đầy đủ ý nghĩa về nghệ thuật và tôn giáo của người Chăm. Vua Pôklong Giarai là người có công lớn trong việc phát triển cơ đồ và nền nông nghiệp tại khu vực này. Sau khi ông mất, nhân dân đắp tượng thờ ông tại tháp chính và xây dựng một số tháp xung quanh để thực hiện các nghi lễ tôn giáo truyền thống.
Lễ được diễn ra cùng lúc tại nhiều tháp Chăm ở dải đất miền Trung. Riêng tại Ninh Thuận, có 3 điểm diễn ra lễ này, là: đền tháp Pô Nagar, tháp Pô Klông Garai, tháp Pô Rôme. Nhộn nhịp và đông đúc nhất là lễ diễn ra tại tháp Pôklong Giarai. Không khí lễ hội thật náo nức trong tiếng trống Gi-năng và tiếng đàn Saranai réo rắt. Lễ bắt đầu từ các bài kinh tụng, dâng lễ vật, y phục, tắm tượng... Lễ vật gồm 1 con dê, 3 con gà để tẩy uế ở tháp, 5 mâm cơm chủ yếu làm từ thịt dê, 1 mâm cơm và muối, 3 ổ bánh gạo và hoa quả... Lễ tại tháp diễn ra trong hai ngày. Trong đó, riêng phần lễ chính diễn ra từ 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa ngày thứ hai sau khi đã diễn ra các nghi lễ chuẩn bị. Những ngày này, người Chăm tề tựu về tháp để dâng cúng lễ vật cho những người có công, các vị thần linh... Lễ Katê ở làng (plêi) diễn ra vào ngày thứ ba sau khi đã kết thúc lễ Katê ở tháp và đóng cửa tháp. Katê làng được xem như phần hội với nhiều hoạt động phong phú. Con trai, con gái và các nghệ nhân trong làng cùng nhau múa hát, thi dệt vải, thi đội nước... tùy làng, tạo không gian thư giãn sau những ngày làm việc mệt nhọc. Kết thúc Katê làng thì đến Katê gia đình (nga wôm). Lễ này diễn ra tùy thuộc vào kinh tế gia đình. Nghi thức chủ yếu là cúng cơm cho tổ tiên, ông bà. Dịp này, những người thân tổ chức thăm viếng, chúc tụng nhau.
Góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, lễ Katê được duy trì và phát triển thành lễ hội của tỉnh, chỉ diễn ra trong 2 ngày với nghi thức Katê ở tháp. Đây là lễ hội còn giữ nguyên nét truyền thống suốt hàng thế kỷ qua. Vì thế, lễ Katê trở thành sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, thu hút được khách du lich. Cứ đến khoảng đầu tháng 10 dương lịch, khách du lich ưa thích lễ này hỏi nhau, năm nay có đi mbăng Katê không?. Mbăng Katê là nói theo tiếng Chăm, tức có đi ăn lễ Katê không? Từng nhóm bạn lên kế hoạch rồi chọn các điểm đến là đền tháp ở miền Trung. Riêng khu vực tháp Pôklong Giarai ở Ninh Thuận luôn là lựa chọn đầu tiên của nhiều khách du lich vì lễ hội ở tháp diễn ra trong không gian rộng lớn. Lân cận có nhiều điểm du lịch còn rất hoang sơ, như: Bãi biển Ninh Chữ, vịnh Vĩnh Hy, đồi cát Nam Cương... Xa hơn thì có Cổ Thạch, Cam Ranh... Nếu chưa một lần mbăng Katê, khách nên chọn Phan Rang làm điểm đến để thưởng thức và tìm hiểu trọn vẹn về nghi lễ này kết hợp chuyến nghỉ dưỡng thú vị cùng bạn bè, người thân.
Xem thêm: dulich4mua.net
Post a Comment