Khám phá Cột cờ Lũng Cú, Hà Giang mùa hoa nở
Muốn đến được Lũng Cú, được leo lên cột cờ những ngày tháng 7 này, nhóm phóng viên Báo điện tử Tổ quốc chúng tôi phải nhờ cậy đến chiếc xe gầm cao của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh.
Vậy mới thấy, dù đã có nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch trên các hướng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, mạo hiểm, khám phá từ năm 2006, song đến nay Hà Giang vẫn mới chỉ là điểm đến lý tưởng của du khách mà thôi.
Theo chân các chiến sỹ biên phòng, điều cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi đến với Hà Giang là đến với một vùng dân tộc đa sắc màu, đến với những bản làng của người Mông, Tày, Nùng, Lô Lô, Dao, Mường, Pà Thẻn, Thái… mỗi nơi đều có lịch sử, văn hóa riêng. Toàn tỉnh đã xây dựng các làng văn hóa du lịch cộng đồng tại các huyện và các bản làng dân tộc trên tuyến du lịch. Hoạt động của làng văn hóa du lịch bao gồm: giao lưu văn hóa, văn nghệ, giới thiệu phong tục, tập quán, lễ hội của từng dân tộc cho du khách thưởng lãm và tham dự.
Những lễ hội văn hóa truyền thống của các dân tộc Hà Giang rất phong phú, bao gồm lễ hội thôi nôi của trẻ em, lễ mừng nhà mới, cơm mới, lễ ma khô của người Mông, lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn, lễ đưa linh của người Lô Lô, các phiên chợ tình say đắm Khâu Vai, các cuộc hát cọi, hát Then, hát lượn, hát hội, múa khèn, múa bát, múa cấy, múa cầy…
Di tích lịch sử - văn hóa cũng là một “đặc sản” ở Hà Giang.
Dọc Quốc lộ 2 từ Hà Giang đi Hà Nội ở Km số 9 thuộc huyện Vị Xuyên có chùa Sùng Khánh, ngôi chùa gắn liền với lịch sử, hệ tư tưởng Phật giáo thời Lý - Trần thế kỷ XIV.
Ngược về phía Bắc lên huyện Đồng Văn có khu di tích nhà Vương. Đây là dòng họ giàu có và uy quyền nhất trong lịch sử dân tộc Mông ở huyện Đồng Văn và trong vùng đầu thế kỷ 20, là di tích lịch sử văn hóa đã được Nhà nước công nhận, nơi đây lưu giữ những bằng chứng phản ánh chế độ thổ ty phong kiến miền núi nói chung và điển hình của dân tộc Mông ở huyện Đồng Văn - Hà Giang nói riêng.
Nằm cách thị xã Hà Giang khoảng 60km là di tích lịch sử văn hóa làng Bắc Mê. Đây là nơi đặt bộ máy cai trị hà khắc của chủ nghĩa đế quốc, giam giữ các chiến sĩ cách mạng, nơi minh chứng cho ý chí kiên cường và khí tiết của người cộng sản-là nhân chứng về một giai đoạn lịch sử của địa phương.
Với địa hình phức tạp và hùng vỹ, Hà Giang còn là điểm đến lý tưởng cho loại hình du lịch sinh thái.
Nơi đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và hùng vĩ làm say lòng người. Đó là dãy núi Tây Côn Lĩnh trùng điệp, cổng trời Quản Bạ, Phó Bảng, Phố Cáo, Lũng Cú, Đồng Văn, sông Nho Quế như dòng thác bạc giữa bạt ngàn rừng núi, đỉnh núi cao sừng sững Mã Pí Lèng, Mèo Vạc…
Leo đèo vào Lũng Cú giữa rừng thông những ngày tháng 7, nghe tiếng gió vi vu, cảm nhận cái se lạnh của vùng cao tôi như đang thấy mình đi du lịch ở Đà Lạt, nhưng cái hùng vĩ thì còn thua kém nhiều.
Luồn lách và điểm tô cho những dãy núi đá vôi hùng vĩ này là những dòng sông suối uốn lượn, thảm thực vật xanh tươi, rậm rạp của rừng nguyên sinh… trong đó chứa đựng nhiều bí ẩn về động thực vật đặc trưng của rừng núi đá vôi để du khách tìm hiểu, khám phá.
Mới đây, với ý tưởng khẳng định thương hiệu về sự “độc chiêu” cũng như phát triển du lịch, Hà Giang đang lập dự án xây dựng vùng cao nguyên đá Đồng Văn trở thành di sản địa chất quần thể núi đá vôi, trình UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Tiềm năng du lịch của Hà Giang còn được nhân lên khi hệ thống quốc lộ 2 từ Hà Nội-Hà Giang-cửa khẩu Thanh Thủy đã được cải tạo, nâng cấp đi lại thông thoáng. Nơi đây không chỉ là nơi giao lưu, buôn bán hàng hóa giữa Việt Nam-Trung Quốc mà còn cuốn hút du khách vì có phong cảnh đẹp, trữ tình, nhiều nơi độ che phủ của rừng chiếm tới hơn 60%, khí hậu mát mẻ. Ngay bên cột mốc đường biên mới được xây dựng, chúng tôi được tận mắt chứng kiến một vùng đầu nguồn sông Lô, từ Trung Quốc chảy vào đất Việt, suốt ngày đêm ầm ào thác nước, hai bên bờ rừng xanh tỏa bóng lung linh…
Ngồi chuyển tin, ảnh qua mạng internet tại trạm biên phòng Lũng Cú về toà soạn, đôi lúc gặp những chiếc ô tô mang biển số ngoại tỉnh đưa khách đến tham quan, chúng tôi tự hỏi: Tại sao giao thông Lũng Cú nói riêng, Hà Giang nói chung không được đầu tư? Các dịch vụ kèm theo như nhà nghỉ, nơi mua sắm, máy rút tiền tự động đến bao giờ mới có ở vùng núi cao này? Một hành trình 500km đường bộ, tương đương Hà Nội- Huế, không phải là quá dài, nhưng lại là một trở ngại lớn mỗi khi nghĩ đến du lịch vùng địa đầu Tổ quốc- Hà Giang.
Có lẽ chỉ ngần ấy thôi cũng đã đủ để Hà Giang trở thành điểm thu hút du khách, bởi những đặc sản thiên nhiên và lịch sử không phải vùng cao nào cũng có thể có được.
Vì thế, rời Hà Giang trong ngày nắng sau mưa lũ, chúng tôi lại càng thấy mảnh đất địa đầu này hùng vĩ và thơ hơn, để rồi ai cũng phải thốt ra niềm mong muốn được trở lại trong một ngày không xa, bởi còn muốn được tiếp tục chiêm ngưỡng và khám phá.
Nguồn: dulich4mua.net
Vậy mới thấy, dù đã có nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch trên các hướng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, mạo hiểm, khám phá từ năm 2006, song đến nay Hà Giang vẫn mới chỉ là điểm đến lý tưởng của du khách mà thôi.
Theo chân các chiến sỹ biên phòng, điều cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi đến với Hà Giang là đến với một vùng dân tộc đa sắc màu, đến với những bản làng của người Mông, Tày, Nùng, Lô Lô, Dao, Mường, Pà Thẻn, Thái… mỗi nơi đều có lịch sử, văn hóa riêng. Toàn tỉnh đã xây dựng các làng văn hóa du lịch cộng đồng tại các huyện và các bản làng dân tộc trên tuyến du lịch. Hoạt động của làng văn hóa du lịch bao gồm: giao lưu văn hóa, văn nghệ, giới thiệu phong tục, tập quán, lễ hội của từng dân tộc cho du khách thưởng lãm và tham dự.
Những lễ hội văn hóa truyền thống của các dân tộc Hà Giang rất phong phú, bao gồm lễ hội thôi nôi của trẻ em, lễ mừng nhà mới, cơm mới, lễ ma khô của người Mông, lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn, lễ đưa linh của người Lô Lô, các phiên chợ tình say đắm Khâu Vai, các cuộc hát cọi, hát Then, hát lượn, hát hội, múa khèn, múa bát, múa cấy, múa cầy…
Di tích lịch sử - văn hóa cũng là một “đặc sản” ở Hà Giang.
Dọc Quốc lộ 2 từ Hà Giang đi Hà Nội ở Km số 9 thuộc huyện Vị Xuyên có chùa Sùng Khánh, ngôi chùa gắn liền với lịch sử, hệ tư tưởng Phật giáo thời Lý - Trần thế kỷ XIV.
Ngược về phía Bắc lên huyện Đồng Văn có khu di tích nhà Vương. Đây là dòng họ giàu có và uy quyền nhất trong lịch sử dân tộc Mông ở huyện Đồng Văn và trong vùng đầu thế kỷ 20, là di tích lịch sử văn hóa đã được Nhà nước công nhận, nơi đây lưu giữ những bằng chứng phản ánh chế độ thổ ty phong kiến miền núi nói chung và điển hình của dân tộc Mông ở huyện Đồng Văn - Hà Giang nói riêng.
Nằm cách thị xã Hà Giang khoảng 60km là di tích lịch sử văn hóa làng Bắc Mê. Đây là nơi đặt bộ máy cai trị hà khắc của chủ nghĩa đế quốc, giam giữ các chiến sĩ cách mạng, nơi minh chứng cho ý chí kiên cường và khí tiết của người cộng sản-là nhân chứng về một giai đoạn lịch sử của địa phương.
Với địa hình phức tạp và hùng vỹ, Hà Giang còn là điểm đến lý tưởng cho loại hình du lịch sinh thái.
Nơi đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và hùng vĩ làm say lòng người. Đó là dãy núi Tây Côn Lĩnh trùng điệp, cổng trời Quản Bạ, Phó Bảng, Phố Cáo, Lũng Cú, Đồng Văn, sông Nho Quế như dòng thác bạc giữa bạt ngàn rừng núi, đỉnh núi cao sừng sững Mã Pí Lèng, Mèo Vạc…
Leo đèo vào Lũng Cú giữa rừng thông những ngày tháng 7, nghe tiếng gió vi vu, cảm nhận cái se lạnh của vùng cao tôi như đang thấy mình đi du lịch ở Đà Lạt, nhưng cái hùng vĩ thì còn thua kém nhiều.
Luồn lách và điểm tô cho những dãy núi đá vôi hùng vĩ này là những dòng sông suối uốn lượn, thảm thực vật xanh tươi, rậm rạp của rừng nguyên sinh… trong đó chứa đựng nhiều bí ẩn về động thực vật đặc trưng của rừng núi đá vôi để du khách tìm hiểu, khám phá.
Mới đây, với ý tưởng khẳng định thương hiệu về sự “độc chiêu” cũng như phát triển du lịch, Hà Giang đang lập dự án xây dựng vùng cao nguyên đá Đồng Văn trở thành di sản địa chất quần thể núi đá vôi, trình UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Tiềm năng du lịch của Hà Giang còn được nhân lên khi hệ thống quốc lộ 2 từ Hà Nội-Hà Giang-cửa khẩu Thanh Thủy đã được cải tạo, nâng cấp đi lại thông thoáng. Nơi đây không chỉ là nơi giao lưu, buôn bán hàng hóa giữa Việt Nam-Trung Quốc mà còn cuốn hút du khách vì có phong cảnh đẹp, trữ tình, nhiều nơi độ che phủ của rừng chiếm tới hơn 60%, khí hậu mát mẻ. Ngay bên cột mốc đường biên mới được xây dựng, chúng tôi được tận mắt chứng kiến một vùng đầu nguồn sông Lô, từ Trung Quốc chảy vào đất Việt, suốt ngày đêm ầm ào thác nước, hai bên bờ rừng xanh tỏa bóng lung linh…
Ngồi chuyển tin, ảnh qua mạng internet tại trạm biên phòng Lũng Cú về toà soạn, đôi lúc gặp những chiếc ô tô mang biển số ngoại tỉnh đưa khách đến tham quan, chúng tôi tự hỏi: Tại sao giao thông Lũng Cú nói riêng, Hà Giang nói chung không được đầu tư? Các dịch vụ kèm theo như nhà nghỉ, nơi mua sắm, máy rút tiền tự động đến bao giờ mới có ở vùng núi cao này? Một hành trình 500km đường bộ, tương đương Hà Nội- Huế, không phải là quá dài, nhưng lại là một trở ngại lớn mỗi khi nghĩ đến du lịch vùng địa đầu Tổ quốc- Hà Giang.
Có lẽ chỉ ngần ấy thôi cũng đã đủ để Hà Giang trở thành điểm thu hút du khách, bởi những đặc sản thiên nhiên và lịch sử không phải vùng cao nào cũng có thể có được.
Vì thế, rời Hà Giang trong ngày nắng sau mưa lũ, chúng tôi lại càng thấy mảnh đất địa đầu này hùng vĩ và thơ hơn, để rồi ai cũng phải thốt ra niềm mong muốn được trở lại trong một ngày không xa, bởi còn muốn được tiếp tục chiêm ngưỡng và khám phá.
Nguồn: dulich4mua.net
Post a Comment