"Điểm danh" các Hồ nổi tiếng ở Hà Nội
Hiếm có thủ đô nào trên thế giới có nhiều hồ và không gian xanh như Hà Nội. Đây không chỉ làm dịu mát cái nắng hè oi ả mà còn là điểm tham quan lý tưởng của du khách trong và ngoài nước khi đặt chân tới đất Hà thành
Hồ Tây
Hồ Tây rộng tới trên 500ha, lớn nhất trong nội thành, xa xưa từng là một đoạn sông Hồng cũ còn sót lại khi sông đã đổi dòng.
Theo thư tịch thì thế kỷ 11, hồ này đi vào lịch sử với tên là Dâm Đàm (đầm Mù Sương). Tới thế kỷ 15 lại gọi là Tây Hồ.
Hồ Tây từ lâu đã là thắng cảnh của đất Thăng Long. Từ đời Lý Trần, các vua chúa đã lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí. Hiện nay quanh hồ còn 61 đình, chùa, đền, phủ.
Hồ Gươm
Nước hồ bốn mùa xanh nên còn có tên gọi là hồ Lục Thủy Nguyên, hồ rất rộng, dài từ Hàng Đào đến Hàng Chuối rồi thông với sông Hồng. Với truyền thuyết Lê Lợi trả gươm, hồ có thêm tên là Hoàn Kiếm. Rồi hồ được lấy làm chỗ cho thủy quân luyện tập nên còn ợc gọi là hồ Thủy Quân. Sau nữa, hồ được đắp đập ngăn làm hai nên phía bắc gọi là hồ Tả Vọng, phía nam là hồ Hữu Vọng.
Trong hồ, phía bắc có một gò đất, các cụ gọi là núi Ngọc, phía nam có một gò nữa gọi là núi Rùa vì ngày xưa vốn có quy định: cao một tấc gọi là núi (cao nhất thốn, giả vi sơn). Trong núi Ngọc nay có đền Ngọc Sơn. Trên núi Rùa nay có tháp Rùa.
Hồ Trúc Bạch
Hồ vẫn là một phần của Hồ Tây, theo cụ Doãn Kế Thiện là do đắp đê Cố Ngư (thế kỷ 17) mà tách ra thành hai hồ, một lớn một nhỏ. Đê Cố Ngư sau đọc chệch ra là Cổ Ngư. Ngày 16/10/1958, Bác Hồ đến thăm công trường và đặt tên là đường Thanh Niên.
Bờ hồ phía nam xưa có làng Trúc Yên, chúa Trịnh Giang (1729-1740) cho xây một cung điện gọi là Trúc Lâm viện, sau thành nơi an trí của các cung nữ phạm tội, họ lấy nghề dệt lụa để sinh sống. Lụa dệt rất đẹp, dân ưa dùng gọi là lụa làng Trúc (Bạch chữ Hán nghĩa là lụa) do đó mà thành tên hồ. Giữa có một đảo nhỏ, trên có đền Cẩu Nhi tương truyền có từ thời Lý.
Hồ Thiền Quang
Hồ nằm ngay trước mặt cổng chính của Công viên Thống Nhất. Hồ còn có tên là Liên Thủy, sau lấy tên thôn Thiền Quang ở phía đông nam mà gọi, thường bị đọc chệch ra là Thuyền Quang.
Trước đây hồ rộng, lan tới các phố Trần Quốc Toản, Yết Kiêu, Nguyễn Bỉnh Khiêm bây giờ và còn ăn thông cả với hồ Bảy Mẫu. Những năm 1920-1925, hồ bị lấp dần để làm phố.
Hồ Bảy Mẫu
Hồ nằm trong Công viên Thống Nhất. Có người nói hồ rộng 7 mẫu nên thành tên. Thực ra hồ này rộng tới 30 mẫu. Năm 1960, hồ được khơi sâu, cải tạo cùng lúc với việc xây dựng Công viên Thống Nhất.
Hồ có hai đảo: Thống Nhất là một vườn hoa có cầu nối với cổng phía đường Lê Duẩn. Còn đảo Hòa Bình, gần bờ phía đông, là nơi mát mẻ, tĩnh mịch dành cho khách muốn nghỉ ngơi. Ra đảo phải dùng thuyền.
Cho tới năm 1996, Hà Nội có hơn 40 hồ lớn nhỏ nhưng quá trình đô thị hóa đã lấp đi nhiều. Nay còn có một số hồ nhỏ ở nội thành như hồ Ba Mẫu, hồ Đồng Nhân, hồ Đống Đa, hồ Giám, hồ Giảng Võ, hồ Ngọc Khánh, hồ Thanh Nhàn, hồ Thành Công, hồ Thủ Lệ, hồ Xã Đàn.
Ở ngoại thành có nhiều hồ đẹp như Linh Đường (Thanh Trì), Vân Trì (Đông Anh), Đồng Quan (Sóc Sơn), đang có quy hoạch phát triển thành những điểm du lịch lớn. Hiện nay Hà Nội có thêm hai hồ lớn hơn Hồ Tây, đó là hồ Suối Hai và hồ Đồng Mô-Ngải Sơn.
Hồ Suối Hai
là tên gọi chung của hai suối Yên Cư và Cầu Rồng cũ trước khi tạo thành hồ nước nhân tạo, rộng 1.000ha, sức chứa 50 triệu m3 , dưới chân núi phía đông của dãy Ba Vì. Đây là công trình trị thủy sông Tích, diện tích mặt nước hồ suối Hai rộng gấp đôi Hồ Tây. Hồ Suối Hai có vẻ đẹp tự nhiên, cách thị xã Sơn Tây 16km.
Hồ Đồng Mô-Ngải Sơn:
Hồ chứa nước trên núi, Đồng Mô-Ngải Sơn là công trình thủy lợi lớn cuối thập kỷ 1960, cách thị xã Sơn Tây hơn 10km về phía nam và cách hồ Suối Hai gần 20km về phía đông.
Nước nguồn của sông Hang từ đó được giữ lại trong cái hồ dài 17km, rộng trung bình 4km, diện tích mặt nước 1.300ha, chứa gần 100 triệu m3 nước, chống úng và hạn cho đồng ruộng bốn huyện Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ. Trong lòng hồ còn trên 60ha đất đồi chưa ngập, trồng cây lưu niên. Ngày nay, bên bờ hồ đã mọc lên những khách sạn phục vụ cho sân golf 36 lỗ.
Hồ Tây
Hồ Tây rộng tới trên 500ha, lớn nhất trong nội thành, xa xưa từng là một đoạn sông Hồng cũ còn sót lại khi sông đã đổi dòng.
Theo thư tịch thì thế kỷ 11, hồ này đi vào lịch sử với tên là Dâm Đàm (đầm Mù Sương). Tới thế kỷ 15 lại gọi là Tây Hồ.
Hồ Tây từ lâu đã là thắng cảnh của đất Thăng Long. Từ đời Lý Trần, các vua chúa đã lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí. Hiện nay quanh hồ còn 61 đình, chùa, đền, phủ.
Hồ Gươm
Nước hồ bốn mùa xanh nên còn có tên gọi là hồ Lục Thủy Nguyên, hồ rất rộng, dài từ Hàng Đào đến Hàng Chuối rồi thông với sông Hồng. Với truyền thuyết Lê Lợi trả gươm, hồ có thêm tên là Hoàn Kiếm. Rồi hồ được lấy làm chỗ cho thủy quân luyện tập nên còn ợc gọi là hồ Thủy Quân. Sau nữa, hồ được đắp đập ngăn làm hai nên phía bắc gọi là hồ Tả Vọng, phía nam là hồ Hữu Vọng.
Trong hồ, phía bắc có một gò đất, các cụ gọi là núi Ngọc, phía nam có một gò nữa gọi là núi Rùa vì ngày xưa vốn có quy định: cao một tấc gọi là núi (cao nhất thốn, giả vi sơn). Trong núi Ngọc nay có đền Ngọc Sơn. Trên núi Rùa nay có tháp Rùa.
Hồ Trúc Bạch
Hồ vẫn là một phần của Hồ Tây, theo cụ Doãn Kế Thiện là do đắp đê Cố Ngư (thế kỷ 17) mà tách ra thành hai hồ, một lớn một nhỏ. Đê Cố Ngư sau đọc chệch ra là Cổ Ngư. Ngày 16/10/1958, Bác Hồ đến thăm công trường và đặt tên là đường Thanh Niên.
Bờ hồ phía nam xưa có làng Trúc Yên, chúa Trịnh Giang (1729-1740) cho xây một cung điện gọi là Trúc Lâm viện, sau thành nơi an trí của các cung nữ phạm tội, họ lấy nghề dệt lụa để sinh sống. Lụa dệt rất đẹp, dân ưa dùng gọi là lụa làng Trúc (Bạch chữ Hán nghĩa là lụa) do đó mà thành tên hồ. Giữa có một đảo nhỏ, trên có đền Cẩu Nhi tương truyền có từ thời Lý.
Hồ Thiền Quang
Hồ nằm ngay trước mặt cổng chính của Công viên Thống Nhất. Hồ còn có tên là Liên Thủy, sau lấy tên thôn Thiền Quang ở phía đông nam mà gọi, thường bị đọc chệch ra là Thuyền Quang.
Trước đây hồ rộng, lan tới các phố Trần Quốc Toản, Yết Kiêu, Nguyễn Bỉnh Khiêm bây giờ và còn ăn thông cả với hồ Bảy Mẫu. Những năm 1920-1925, hồ bị lấp dần để làm phố.
Hồ Bảy Mẫu
Hồ nằm trong Công viên Thống Nhất. Có người nói hồ rộng 7 mẫu nên thành tên. Thực ra hồ này rộng tới 30 mẫu. Năm 1960, hồ được khơi sâu, cải tạo cùng lúc với việc xây dựng Công viên Thống Nhất.
Hồ có hai đảo: Thống Nhất là một vườn hoa có cầu nối với cổng phía đường Lê Duẩn. Còn đảo Hòa Bình, gần bờ phía đông, là nơi mát mẻ, tĩnh mịch dành cho khách muốn nghỉ ngơi. Ra đảo phải dùng thuyền.
Cho tới năm 1996, Hà Nội có hơn 40 hồ lớn nhỏ nhưng quá trình đô thị hóa đã lấp đi nhiều. Nay còn có một số hồ nhỏ ở nội thành như hồ Ba Mẫu, hồ Đồng Nhân, hồ Đống Đa, hồ Giám, hồ Giảng Võ, hồ Ngọc Khánh, hồ Thanh Nhàn, hồ Thành Công, hồ Thủ Lệ, hồ Xã Đàn.
Ở ngoại thành có nhiều hồ đẹp như Linh Đường (Thanh Trì), Vân Trì (Đông Anh), Đồng Quan (Sóc Sơn), đang có quy hoạch phát triển thành những điểm du lịch lớn. Hiện nay Hà Nội có thêm hai hồ lớn hơn Hồ Tây, đó là hồ Suối Hai và hồ Đồng Mô-Ngải Sơn.
Hồ Suối Hai
là tên gọi chung của hai suối Yên Cư và Cầu Rồng cũ trước khi tạo thành hồ nước nhân tạo, rộng 1.000ha, sức chứa 50 triệu m3 , dưới chân núi phía đông của dãy Ba Vì. Đây là công trình trị thủy sông Tích, diện tích mặt nước hồ suối Hai rộng gấp đôi Hồ Tây. Hồ Suối Hai có vẻ đẹp tự nhiên, cách thị xã Sơn Tây 16km.
Hồ Đồng Mô-Ngải Sơn:
Hồ chứa nước trên núi, Đồng Mô-Ngải Sơn là công trình thủy lợi lớn cuối thập kỷ 1960, cách thị xã Sơn Tây hơn 10km về phía nam và cách hồ Suối Hai gần 20km về phía đông.
Nước nguồn của sông Hang từ đó được giữ lại trong cái hồ dài 17km, rộng trung bình 4km, diện tích mặt nước 1.300ha, chứa gần 100 triệu m3 nước, chống úng và hạn cho đồng ruộng bốn huyện Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ. Trong lòng hồ còn trên 60ha đất đồi chưa ngập, trồng cây lưu niên. Ngày nay, bên bờ hồ đã mọc lên những khách sạn phục vụ cho sân golf 36 lỗ.
Post a Comment