Đã Bao Giờ Bạn Thưởng Thức Bánh Vạc Hội An?
Do có hình dáng nhỏ nhỏ, xinh xinh và có màu trắng trông như những đoá hoa hồng nên bánh bao bánh vạc còn có tên gọi là White Rose (hoa hồng trắng). Đây là món ăn khá phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng, quán ăn ở Hội An.
Bánh báo bánh vạc là hai loại có tên gọi khác nhau nhưng thường có mặt trong cùng một đĩa bánh và cùng có chung một loại nước chấm rất đặc biệt: không quá mặn, không quá nhạt và có thơm hương, vị ngọt của thịt tôm..
Nguyên liệu chính để chế biến bánh bao bánh vạc là gạo nhưng được thực hiện qua nhiều công đoạn rất công phu. Gạo xay xong phải “bòng” với nước nhiều lần (khoảng từ 15 đến 20 lần) để chọn cho được loại bột bánh ngon. Nhân bánh bao chủ yếu chế biến từ tôm tươi xay nhuyễn trộn với muối, tiêu, hành và một vài loại gia vị khác. Nhân bánh vạc thì có thêm một số nguyên liệu như: nấm mèo, giá hột, lá hành, thịt heo … đã được thái mỏng và xào chín. Cả hai loại nhân đều được bao bọc bởi một lớp bột bánh mỏng và hấp chín qua lửa.
Hiện nay, tại Hội An chỉ còn có một gia đình trên đường Nhị Trưng sản xuất loại bánh này để cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn phục vụ thực khách.
Về Hội An mà chưa ăn bánh bao, bánh vạc, xem như chưa hưởng hương vị đặc trưng của phố. Đây là món ăn khá sang trọng, nổi tiếng ngon và lạ với tên gọi thi vị: bánh hoa hồng trắng. Chuyện kể rằng, có một du khách ngoại đến Hội An, khi ăn loại bánh này liên tưởng đến những cánh hoa hồng, thế là đặt tên cho bánh là White Rose.
Kể cũng lạ, bánh ra đời từ mấy trăm năm, được người Hội An xem như “vật gia bảo” lại lấy tên gọi của một người ngoại quốc. Cả chất liệu làm bánh cũng lấy từ bột gạo nổi tiếng của miền Tây Nam bộ. Có lẽ vì thế mà bánh bao, bánh vạc khiến cho người ăn cảm thấy vừa lạ, vừa quen. Quen vì hình như từng ăn đâu đó, nhưng rồi lạ vì chưa thử loại nào… ngon hơn.
Hiện chỉ có một hộ gia đình ở đường Nhị Trưng làm món bánh nho nhỏ, xinh xinh này. Yêu cầu đầu tiên là mọi thứ phải tinh sạch, người thợ phải thật nhẫn nại làm qua nhiều công đoạn nhỏ nhặt, chi li. Gạo xay thành bột, chắt lọc từ 15 đến 20 lần cho bột lắng xuống, nước thật trong rồi vê bột lại cho nhuyễn đều. Nhân bánh bao làm bằng loại tôm nước lợ nhỏ con, thịt chắc và tươi sống lột vỏ, giã thành chả, trộn gia vị và nhồi nhiều lần cho thấm đều. Nhân bánh vạc ngoài phần chả tôm còn có giá hột, nấm mèo, măng tre, lá hành xắt nhỏ và thịt heo thái hình hạt lựu xào chín.
Phải khéo léo nhón một ít bột và nắn từng miếng thật mỏng, tạo dáng bánh bao cách điệu như những cánh hoa hồng, còn bánh vạc thì giống hình quai vạc. Bánh chỉ chưng chừng 10 đến 15 phút là chín. Sau đó bày vào đĩa: bánh bao ở giữa, trên; bánh vạc ở xung quanh, bên dưới rồi trải một lớp hành phi vàng, một muỗng dầu phụng đã khử chín. Nước chấm làm không quá mặn, quá ngọt mà phải có vị ngọt của thịt tôm được pha chế từ nước luộc tôm cùng một ít lát ớt vàng xắt nhỏ.
Khi ăn, bánh bao, bánh vạc sẽ cho vị ngọt của nhân tôm, mùi thơm béo của gạo trắng nước trong cùng những lát hành phi béo ngậy và hương vị cay nồng của ớt.
Các tin tức du lịch sẽ được giới thiệu đến bạn trong bài viết sau nhé
Bánh báo bánh vạc là hai loại có tên gọi khác nhau nhưng thường có mặt trong cùng một đĩa bánh và cùng có chung một loại nước chấm rất đặc biệt: không quá mặn, không quá nhạt và có thơm hương, vị ngọt của thịt tôm..
Nguyên liệu chính để chế biến bánh bao bánh vạc là gạo nhưng được thực hiện qua nhiều công đoạn rất công phu. Gạo xay xong phải “bòng” với nước nhiều lần (khoảng từ 15 đến 20 lần) để chọn cho được loại bột bánh ngon. Nhân bánh bao chủ yếu chế biến từ tôm tươi xay nhuyễn trộn với muối, tiêu, hành và một vài loại gia vị khác. Nhân bánh vạc thì có thêm một số nguyên liệu như: nấm mèo, giá hột, lá hành, thịt heo … đã được thái mỏng và xào chín. Cả hai loại nhân đều được bao bọc bởi một lớp bột bánh mỏng và hấp chín qua lửa.
Hiện nay, tại Hội An chỉ còn có một gia đình trên đường Nhị Trưng sản xuất loại bánh này để cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn phục vụ thực khách.
Về Hội An mà chưa ăn bánh bao, bánh vạc, xem như chưa hưởng hương vị đặc trưng của phố. Đây là món ăn khá sang trọng, nổi tiếng ngon và lạ với tên gọi thi vị: bánh hoa hồng trắng. Chuyện kể rằng, có một du khách ngoại đến Hội An, khi ăn loại bánh này liên tưởng đến những cánh hoa hồng, thế là đặt tên cho bánh là White Rose.
Kể cũng lạ, bánh ra đời từ mấy trăm năm, được người Hội An xem như “vật gia bảo” lại lấy tên gọi của một người ngoại quốc. Cả chất liệu làm bánh cũng lấy từ bột gạo nổi tiếng của miền Tây Nam bộ. Có lẽ vì thế mà bánh bao, bánh vạc khiến cho người ăn cảm thấy vừa lạ, vừa quen. Quen vì hình như từng ăn đâu đó, nhưng rồi lạ vì chưa thử loại nào… ngon hơn.
Hiện chỉ có một hộ gia đình ở đường Nhị Trưng làm món bánh nho nhỏ, xinh xinh này. Yêu cầu đầu tiên là mọi thứ phải tinh sạch, người thợ phải thật nhẫn nại làm qua nhiều công đoạn nhỏ nhặt, chi li. Gạo xay thành bột, chắt lọc từ 15 đến 20 lần cho bột lắng xuống, nước thật trong rồi vê bột lại cho nhuyễn đều. Nhân bánh bao làm bằng loại tôm nước lợ nhỏ con, thịt chắc và tươi sống lột vỏ, giã thành chả, trộn gia vị và nhồi nhiều lần cho thấm đều. Nhân bánh vạc ngoài phần chả tôm còn có giá hột, nấm mèo, măng tre, lá hành xắt nhỏ và thịt heo thái hình hạt lựu xào chín.
Phải khéo léo nhón một ít bột và nắn từng miếng thật mỏng, tạo dáng bánh bao cách điệu như những cánh hoa hồng, còn bánh vạc thì giống hình quai vạc. Bánh chỉ chưng chừng 10 đến 15 phút là chín. Sau đó bày vào đĩa: bánh bao ở giữa, trên; bánh vạc ở xung quanh, bên dưới rồi trải một lớp hành phi vàng, một muỗng dầu phụng đã khử chín. Nước chấm làm không quá mặn, quá ngọt mà phải có vị ngọt của thịt tôm được pha chế từ nước luộc tôm cùng một ít lát ớt vàng xắt nhỏ.
Khi ăn, bánh bao, bánh vạc sẽ cho vị ngọt của nhân tôm, mùi thơm béo của gạo trắng nước trong cùng những lát hành phi béo ngậy và hương vị cay nồng của ớt.
Các tin tức du lịch sẽ được giới thiệu đến bạn trong bài viết sau nhé
Post a Comment