Chọn trường, vấn đề không chỉ đau đầu với các bậc phụ huynh: Thi tốt thôi chưa đủ, chọn trường cũng phải thật sáng suốt!

Theo quy chế mới của kỳ thi THPT Quốc gia, các sĩ tử phải thi xong, biết kết quả rồi mới bắt đầu lựa chọn trường để đăng ký, vậy cũng có thể ngầm hiểu rằng việc chọn trường bây giờ cần có chiến lược và thông minh hơn?

Theo tin tức, kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 đã cận kề, ắt hẳn các bạn học sinh cuối cấp III giờ này đang tập trung cao độ để ôn luyện nhằm đạt kết quả tốt nhất. Bao nhiêu phần trăm trong số các bạn để ý về Quy chế thi mới của năm nay?!
Đó là việc cả nước chỉ còn một kỳ thi và sau khi biết điểm, thí sinh mới bắt đầu đăng ký hồ sơ vào trường, ngành mình muốn. Điều này không có nghĩa là tới lúc thi xong rồi các bạn mới... nghiên cứu xem nên lựa chọn gì. Mọi dự tính và cân nhắc nên thực hiện từ trước để thí sinh luôn trong tư thế chủ động, từ đó sẽ giúp bạn chọn được môi trường phù hợp với năng lực, sở thích và điều kiện của bản thân.
Đã có không ít trường hợp sau thời gian đầu vui mừng vì cuối cùng mình đã trở thành sinh viên, không lâu sau lập tức cảm thấy chán nản với chính môi trường mà mình đã lựa chọn. Nguyên do không nhỏ đến từ việc chọn trường không phù hợp ngay từ đầu.
Để tránh rơi vào trường hợp đó, và cũng tránh cảm giác luôn tự hỏi mình vì sao kết quả thi không hề tệ nhưng đến lúc đi học lại chẳng được như mong muốn, bạn nên cân nhắc kỹ các tiêu chí dưới đây trước lúc nộp hồ sơ:
1. Trường có đảm bảo cho sinh viên được "học đi đôi với hành"?
Không chỉ quan tâm tới uy tín của trường về mặt đào tạo chuyên môn, cập nhật những ngành học theo xu hướng hiện nay, các bạn nên đặc biệt lưu tâm tới môi trường thực hành và trải nghiệm thực tế cho sinh viên ở ngôi trường mình sẽ chọn.
Sinh viên có được ứng dụng kiến thức mình đã học không? Những bộ môn nằm trong chuyên ngành có thực sự đa dạng? Trường/ viện/ khoa có thường xuyên tổ chức những cuộc thi nghiên cứu khoa học, thử thách kinh doanh hay những chuyến tham quan thực tế tại các doanh nghiệp để sinh viên có cơ hội "mục sở thị", làm quen với thực tế...? Đừng bao giờ bỏ qua những điều này!
Thi tốt thôi chưa đủ, chọn trường cũng phải thật sáng suốt! - Ảnh 1.
Sinh viên RMIT hào hứng thuyết trình tại 1 cuộc thi.
2. Bạn sẽ được đào tạo kỹ năng cá nhân khi học tập tại đây chứ?
Bạn biết đấy, nhiều trường ĐH hiện nay đã bắt đầu chú trọng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên. Tuy nhiên, những kỹ năng cá nhân giúp bạn phát triển toàn diện không chỉ giới hạn ở các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, thuyết trình, phản biện, lên kế hoạch, hoàn thành việc đúng deadline... mà đó còn là sự thấu hiểu bản thân, mình là ai, mình muốn gì, cần gì để đạt được mục tiêu, và khả năng tự định hướng công việc hay tương lai.
Đây chính là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp bạn hoàn thiện mình hơn bên cạnh việc thu nhận kiến thức trong suốt những năm tháng là sinh viên. Xa hơn một chút, đó còn là tiêu chí để các nhà tuyển dụng đánh giá và cân nhắc "vì sao lại chọn bạn chứ không phải những người còn lại?".
Hãy tìm hiểu trước về cách tổ chức dạy, học cũng như hình thức đánh giá của ngôi trường bạn đang phân vân. Bạn sẽ được làm việc nhóm, thuyết trình, thi vấn đáp nhiều không, hay tất cả chỉ là bài thi trên giấy? Cả những bài luận yêu cầu sinh viên phải tự lên đề tài, nghiên cứu, trình bày, phản biện nữa... Trường có những khoá học, chương trình đào tạo kỹ năng riêng cho sinh viên không? Bạn sẽ được luyện tập trả lời phỏng vấn, được hướng dẫn viết CV hay được trường giới thiệu cơ hội làm thực tập tại các công ty uy tín không? Hãy chú ý đến những điều đó.
Thi tốt thôi chưa đủ, chọn trường cũng phải thật sáng suốt! - Ảnh 2.
Nhóm SV Đại học RMIT Việt Nam trình bày "Chiến dịch nâng cao nhận thức về trách nhiệm chủ vật nuôi" & dành giải thưởng xuất sắc.
3. Sinh viên trong trường kết nối với nhau như thế nào, kể cả khi đã ra trường?
Đừng xem thường những mối quan hệ bạn có được từ trường Đại học! Cho dù đó không phải là một tình bạn thân thiết như lúc học cấp 3 đi nữa, thì không kể các bạn cùng lớp, những anh chị khoá trên, những đàn em khoá dưới,... chắc chắn sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều.
Nên tìm hiểu về những diễn đàn, hội, nhóm, câu lạc bộ của sinh viên trong trường, bởi những kinh nghiệm học tập, thi cử, lựa chọn môn học, đăng ký tín chỉ, những quy định về giấy tờ, chứng chỉ, hoạt động Đoàn đội,... đều đến từ đây chứ đâu! Rồi nữa, những hiểu biết về các đơn vị tuyển dụng, kinh nghiệm khi đi phỏng vấn, tư vấn chọn ngành nghề... kể cả các mối liên hệ với các tổ chức bên ngoài ít nhiều cũng sẽ được sinh viên trong trường chia sẻ lại với nhau. Sự kết nối mạnh mẽ của mạng lưới sinh viên trong trường là một yếu tố để đánh giá môi trường này có lý tưởng hay không.
Thi tốt thôi chưa đủ, chọn trường cũng phải thật sáng suốt! - Ảnh 3.
Đại học RMIT Việt Nam có mạng lưới hơn 10,000 cựu sinh viên đã tốt nghiệp, trong đó ước tính có 17% đang làm việc tại các vị trí quản lý. Nhiều cựu sinh viên đã quay lại trường tuyển thực tập sinh trong sự kiện "Ngày hội việc làm" được tổ chức thường niên.
4. Trường có tạo cơ hội để bạn được tiếp xúc với nhà tuyển dụng?
Đầu ra sẽ là điều khiến bạn quan tâm nhất sau khi bước sang năm 2, năm 3 (bỏ qua năm 1 vì vẫn đang bận... vui vẻ và làm quen với môi trường mới mà!). Và chẳng có cớ gì để không lựa chọn một ngôi trường có sự liên kết chặt chẽ với các đơn vị tuyển dụng.
Chính họ sẽ giúp bạn được tiếp xúc sớm hơn với môi trường tuyển dụng, rút ngắn khoảng cách giữa sinh viên và doanh nghiệp. Từ đó bạn sẽ có cái nhìn bao quát hơn, biết họ cần gì để nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện bản thân. Cơ hội để tìm được một nơi thực tập và cũng có thể là chỗ làm việc lý tưởng trong tương lai sẽ tới từ đây. Thậm chí, nếu không được nhận vào làm ngay, thì hồ sơ xin việc của bạn về sau cũng đã có điểm cộng vì những kinh nghiệm thực tế tích lũy tại đó rồi!
5. Trải nghiệm quốc tế, chương trình trao đổi sinh viên... - trường có điều kiện chứ?
Học Đại học trong nước không đồng nghĩa với việc bạn sẽ không được tiếp xúc với nền văn hoá nước ngoài, hay không được giáo viên bản ngữ giảng dạy và học giáo trình cập nhật theo chuẩn thế giới. Nếu bạn chọn một môi trường Đại học quốc tế có uy tín, hợp tác với nhiều cơ sở giảng dạy trên thế giới và tạo điều kiện trao đổi sinh viên thì việc có những trải nghiệm đa văn hóa ngay tại Việt Nam là điều hoàn toàn có thể!
Thi tốt thôi chưa đủ, chọn trường cũng phải thật sáng suốt! - Ảnh 4.
Nếu bạn chọn một môi trường Đại học quốc tế có uy tín thì việc có những trải nghiệm đa văn hóa ngay tại Việt Nam là điều hoàn toàn có thể.
Điều này sẽ đem đến cho bạn rất nhiều cơ hội để mở mang kiến thức, trau dồi ngoại ngữ, thay đổi tư duy, tích lũy kinh nghiệm sống & khám phá giới hạn của bản thân. Hãy cân nhắc tiêu chí này thật kỹ, vì chỉ trong vòng 3-5 năm tới thôi, khi các Hiệp định thương mại quốc tế có hiệu lực, bạn sẽ phải cạnh tranh với lao động đến từ nhiều nước Đông Nam Á khác trong khối ASEAN để có được một công việc tốt đấy.
Trên đây là 5 tiêu chí các bạn nên tỉnh táo và xem xét thật kỹ lưỡng khi lựa chọn môi trường theo học. Kỳ thi kết thúc mới chỉ là một phần của mùa tuyển sinh năm nay mà thôi, chọn đúng ngôi trường phù hợp và xứng đáng để theo học trong suốt 4, 5 năm tiếp theo mới thực sự là thành công của mỗi sĩ tử.
Để giúp các bạn có quyết định đúng đắn hơn trong việc chọn trường, chọn ngành; Đại học RMIT Việt Nam tới đây sẽ tổ chức Tọa đàm "Chọn trường & Cơ hội nghề nghiệp cho bạn" với các khách mời đến từ tổ chức tuyển dụng, công ty đa quốc gia như Google Singapore, PwC Mỹ hay Pandora Việt Nam… nhằm cung cấp cái nhìn khái quát và cập nhật về thị trường tuyển dụng cũng như các tiêu chí chọn trường tốt, đảm bảo "đầu ra" cho bạn trong tương lai. Tham khảo thông tin tại ĐÂY và đăng ký cho mình một "slot" tham dự bạn nhé.

Theo Bikipmuathi.vn / Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.