Canh Cà Đắng Đầu Cá Trích - Đặc Sản Tây Nguyên
Đĩa cà đắng um mềm nhừ, thơm là lạ và vị khó bị trùng nhờ chất nhẫn đắng của chính nó. Cà đắng với người Ê đê còn nấu với cá khô, cá hấp, tôm tép khô, ốc, còn người Kinh nấu canh cá tươi hoặc um cà với ếch, lươn, thịt dê, gà bò...
“Ô, người Ê đê tôi ăn cái cà đắng này, leo núi suốt ngày mà không nhức cái lưng, mỏi cái gối đâu!”, ông Minh Thượng, người đã hơn nửa thế kỷ sống tại Buôn Ma Thuột, nhại vui tiếng nói người dân tộc.
"Người dân tộc Tây Nguyên – Đăk Lăk, Đăk Nông thường dùng cà đắng chế biến món ăn trong các bữa cơm và “ít bao giờ thấy họ bị thống phong, thấp khớp hay đau nhức”, ông Minh Thượng xác tín vậy. Cây cà đắng mọc hoang trên nương rẫy rồi được trồng nhiều trong vườn, hầu như nhà của người Ê đê nào cũng có trồng cà đắng. Cây có gai, có trái quanh năm, có loại ít và loại nhiều gai; càng nhiều gai cà càng đắng, đắng như khổ qua. Nay thấy cà ăn ngon, có tín hiệu tích cực cho sức khoẻ, người Kinh cũng trồng đại trà bán ở các chợ, giá đến 10.000đ/kg. Trái lớn gấp đôi, ba lần trái cà pháo nhưng tròn ô van chứ không tròn quay.
Cách nấu dân dã của người Ê đê ngon một cách bất ngờ. Đầu cá trích khô cho vào cối giã nát, khử hành hay tỏi với một ít dầu, đưa “bột” đầu cá trích vào xào sơ – dậy thơm nhờ tinh dầu cá trích có nhiều trên đầu. Đổ nước vào nấu canh, sôi lên, cho cà xắt khoanh hay bổ xuôi như múi cam vào. Khi cà mềm, chắt nước cơm cho vào nồi canh để nước có độ sền sệt. Giải thích điều này ông Thượng nói: “vì thuở trước người Ê đê chỉ ăn bốc nên canh cà đắng sệt trộn cơm vắt tay dễ ăn hơn”.
Ấy vậy mà như có sự thăng hoa khi hoà với nước cơm chắt làm tô canh thơm lạ cùng với vị ngọt, đắng nhẫn nhẫn của cà. Canh cà đắng thường giằm nhiều ớt cay và “đắng cay” này để thưởng thức chứ không... than vãn. Điệu hơn, da heo cắt cỡ chừng hai đốt ngón tay nấu thêm trong nồi canh cà đắng, tăng vị béo béo, dai dai mà ngon đáng kể.
Cá khô là thực phẩm dự trữ phổ biến của người miền núi và không biết tự bao giờ người Ê đê lại chọn được đầu con cá trích khô nấu cà đắng – nó tương hợp một cách ngon lành. Có lẽ tinh dầu cá trích thơm ngậy mà thường được đóng hộp, “biến tấu” khác, dùng cá hộp nấu canh cà đắng thay cho đầu cá trích giã nát – vẫn không thua kém nhau. Hiện nay, món dân gian này đã vào nhà hàng, quán xá với giá chừng 55.000đ/tô. Cà đắng với người Ê đê còn nấu với cá khô, cá hấp, tôm tép khô, ốc, còn người Kinh nấu canh cá tươi hoặc um cà với ếch, lươn, thịt dê, gà bò... Đĩa cà đắng um mềm nhừ, thơm là lạ và vị khó bị trùng nhờ chất nhẫn đắng của chính nó.
Theo chỉ vẽ của dân gian, cà đắng không ăn sống như cà pháo, cà dĩa – chỉ ăn chín. Có thể mua nhiều về cắt miếng phơi khô, treo giàn bếp dùng dần; trước khi nấu đem ngâm nước chừng 5 – 10 phút, cà mềm và vị đắng vẫn không mất đi.
Xem thêm các tin tức du lịch trong các bài sau nhé
“Ô, người Ê đê tôi ăn cái cà đắng này, leo núi suốt ngày mà không nhức cái lưng, mỏi cái gối đâu!”, ông Minh Thượng, người đã hơn nửa thế kỷ sống tại Buôn Ma Thuột, nhại vui tiếng nói người dân tộc.
"Người dân tộc Tây Nguyên – Đăk Lăk, Đăk Nông thường dùng cà đắng chế biến món ăn trong các bữa cơm và “ít bao giờ thấy họ bị thống phong, thấp khớp hay đau nhức”, ông Minh Thượng xác tín vậy. Cây cà đắng mọc hoang trên nương rẫy rồi được trồng nhiều trong vườn, hầu như nhà của người Ê đê nào cũng có trồng cà đắng. Cây có gai, có trái quanh năm, có loại ít và loại nhiều gai; càng nhiều gai cà càng đắng, đắng như khổ qua. Nay thấy cà ăn ngon, có tín hiệu tích cực cho sức khoẻ, người Kinh cũng trồng đại trà bán ở các chợ, giá đến 10.000đ/kg. Trái lớn gấp đôi, ba lần trái cà pháo nhưng tròn ô van chứ không tròn quay.
Cách nấu dân dã của người Ê đê ngon một cách bất ngờ. Đầu cá trích khô cho vào cối giã nát, khử hành hay tỏi với một ít dầu, đưa “bột” đầu cá trích vào xào sơ – dậy thơm nhờ tinh dầu cá trích có nhiều trên đầu. Đổ nước vào nấu canh, sôi lên, cho cà xắt khoanh hay bổ xuôi như múi cam vào. Khi cà mềm, chắt nước cơm cho vào nồi canh để nước có độ sền sệt. Giải thích điều này ông Thượng nói: “vì thuở trước người Ê đê chỉ ăn bốc nên canh cà đắng sệt trộn cơm vắt tay dễ ăn hơn”.
Ấy vậy mà như có sự thăng hoa khi hoà với nước cơm chắt làm tô canh thơm lạ cùng với vị ngọt, đắng nhẫn nhẫn của cà. Canh cà đắng thường giằm nhiều ớt cay và “đắng cay” này để thưởng thức chứ không... than vãn. Điệu hơn, da heo cắt cỡ chừng hai đốt ngón tay nấu thêm trong nồi canh cà đắng, tăng vị béo béo, dai dai mà ngon đáng kể.
Cá khô là thực phẩm dự trữ phổ biến của người miền núi và không biết tự bao giờ người Ê đê lại chọn được đầu con cá trích khô nấu cà đắng – nó tương hợp một cách ngon lành. Có lẽ tinh dầu cá trích thơm ngậy mà thường được đóng hộp, “biến tấu” khác, dùng cá hộp nấu canh cà đắng thay cho đầu cá trích giã nát – vẫn không thua kém nhau. Hiện nay, món dân gian này đã vào nhà hàng, quán xá với giá chừng 55.000đ/tô. Cà đắng với người Ê đê còn nấu với cá khô, cá hấp, tôm tép khô, ốc, còn người Kinh nấu canh cá tươi hoặc um cà với ếch, lươn, thịt dê, gà bò... Đĩa cà đắng um mềm nhừ, thơm là lạ và vị khó bị trùng nhờ chất nhẫn đắng của chính nó.
Theo chỉ vẽ của dân gian, cà đắng không ăn sống như cà pháo, cà dĩa – chỉ ăn chín. Có thể mua nhiều về cắt miếng phơi khô, treo giàn bếp dùng dần; trước khi nấu đem ngâm nước chừng 5 – 10 phút, cà mềm và vị đắng vẫn không mất đi.
Xem thêm các tin tức du lịch trong các bài sau nhé
Post a Comment