Khám Phá Ẩm Thực An Giang Qua Màn Ảnh
Cù lao Giêng (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) là mảnh đất cây trái xanh tươi suốt bốn mùa. Đến đây là ta đến với không khí yên bình, thanh sạch. Bên cạnh đó ta sẽ được thưởng thức món dưa xoài, nay đã trở thành đặc sản của riêng tỉnh An Giang, được bán tại nhiều siêu thị trên cả nước.
Câu chuyện về sự ra đời của món ăn chơi này khá ly kỳ, nghe như cổ tích. Chuyện kể, vợ chồng ông Hoàng Liệt, người ở cù lao Giêng, nhìn những trái xoài non rụng hoặc bị người ta hái loại bỏ để cho những trái còn lại trên cây phát triển tốt. Thấy chúng nằm “trắng” đất, uổng quá, vợ chồng ông nghĩ phải làm thành món gì có thể dùng được, khỏi phí của trời.
Vậy là họ lượm xoài non về mày mò làm dưa. Trầy trật nhiều lần rồi vợ chồng ông dùng thử, cũng tạm coi vừa ý. Hai ông bà mời bạn bè, anh em tới nhậu “độc chiếc” với xoài non làm dưa. Món lạ chưa từng thấy, nhưng ai cũng mê mẩn cái thần khẩu. Vậy là vợ chồng ông Hoàng Liệt hả hê trong thử nghiệm thành công.
Đến nay, ngoài sản xuất dưa xoài, người địa phương còn làm thêm dưa cóc non. Bây giờ, trên bất cứ con đường nào ở xã Bình Phước Xuân cũng đều thấy cảnh những bà, những cô thiếu nữ, hoặc các bé gái chăm chỉ ngồi gọt vỏ xoài, vỏ cóc non trong bóng cây che phủ hoặc dưới mái hiên nhà.
Cóc non bự cỡ ngón tay không có hột, chỉ cần gọt vỏ. Xoài non bự chừng ngón chân cái, gọt vỏ xong, họ xẻ đôi, hoặc xẻ tư, loại bỏ hột. Tất cả cho vô thau nước ngâm. Đó là những cơ sở gia công cung cấp sơ phẩm cho cơ sở chính sản xuất dưa xoài, dưa cóc. Người ta rửa sạch sơ phẩm, ngâm muối rồi đem xả trước khi ướp nước đường thắng cùng ớt đâm. Sau đó, cho cóc hoặc xoài đã ướp gia vị vào bọc nylon, cột chặt miệng, đặt trong thùng xốp, dằn đá cây. Một ngày sau là đã có thành phẩm.
Bí quyết để có những miếng dưa xoài dưa cóc giòn ngon là ở khâu ướp gia vị cho đúng liều lượng. Đáng quan tâm hơn là người ta không sử dụng phèn chua hoặc hàn the để tạo độ giòn ngon miệng cho miếng dưa. Dưa xoài bán 22.000 đồng/kg.
Từ nhiều năm nay, dưa xoài dưa cóc rất phổ biến tại các nhà hàng, quán nhậu tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Đến các nơi này, trong khi chờ món nhậu được đầu bếp pha chế, người ta dọn ra bàn một dĩa dưa xoài hoặc dưa cóc cùng dĩa muối ớt nhỏ để bạn nhâm nhi “lấy trớn” mà không tính tiền.
Bốc miếng dưa có màu vàng nghệ đưa lên miệng cắn, tiếng dưa nổ trong răng nghe đã thần nhĩ, nhai nhẹ sẽ nghe vị mặn ngọt chua cay của nó mê hoặc cái thần khẩu. Ai muốn thưởng thức vị mặn, ngọt và cay nặng hơn thì chấm miếng dưa vào dĩa muối ớt, sẽ nâng ngay nồng độ gia vị như ý. Sau đó, nốc một ngụm bia lạnh ngắt chân răng hay chiêu một một hớp rượu đế cay sè thì sẽ ngất ngây cái thú ẩm thực. Với dân nhậu là vậy, nhưng dưa xoài hoặc dưa cóc còn là thứ ăn chơi “khoái tỉ” không thể không thòm thèm khi thiếu vắng của các cô thiếu nữ tuổi dậy thì.
Xem thêm các tin tức du lịch trong các bài sau nhé
Câu chuyện về sự ra đời của món ăn chơi này khá ly kỳ, nghe như cổ tích. Chuyện kể, vợ chồng ông Hoàng Liệt, người ở cù lao Giêng, nhìn những trái xoài non rụng hoặc bị người ta hái loại bỏ để cho những trái còn lại trên cây phát triển tốt. Thấy chúng nằm “trắng” đất, uổng quá, vợ chồng ông nghĩ phải làm thành món gì có thể dùng được, khỏi phí của trời.
Vậy là họ lượm xoài non về mày mò làm dưa. Trầy trật nhiều lần rồi vợ chồng ông dùng thử, cũng tạm coi vừa ý. Hai ông bà mời bạn bè, anh em tới nhậu “độc chiếc” với xoài non làm dưa. Món lạ chưa từng thấy, nhưng ai cũng mê mẩn cái thần khẩu. Vậy là vợ chồng ông Hoàng Liệt hả hê trong thử nghiệm thành công.
Đến nay, ngoài sản xuất dưa xoài, người địa phương còn làm thêm dưa cóc non. Bây giờ, trên bất cứ con đường nào ở xã Bình Phước Xuân cũng đều thấy cảnh những bà, những cô thiếu nữ, hoặc các bé gái chăm chỉ ngồi gọt vỏ xoài, vỏ cóc non trong bóng cây che phủ hoặc dưới mái hiên nhà.
Cóc non bự cỡ ngón tay không có hột, chỉ cần gọt vỏ. Xoài non bự chừng ngón chân cái, gọt vỏ xong, họ xẻ đôi, hoặc xẻ tư, loại bỏ hột. Tất cả cho vô thau nước ngâm. Đó là những cơ sở gia công cung cấp sơ phẩm cho cơ sở chính sản xuất dưa xoài, dưa cóc. Người ta rửa sạch sơ phẩm, ngâm muối rồi đem xả trước khi ướp nước đường thắng cùng ớt đâm. Sau đó, cho cóc hoặc xoài đã ướp gia vị vào bọc nylon, cột chặt miệng, đặt trong thùng xốp, dằn đá cây. Một ngày sau là đã có thành phẩm.
Bí quyết để có những miếng dưa xoài dưa cóc giòn ngon là ở khâu ướp gia vị cho đúng liều lượng. Đáng quan tâm hơn là người ta không sử dụng phèn chua hoặc hàn the để tạo độ giòn ngon miệng cho miếng dưa. Dưa xoài bán 22.000 đồng/kg.
Từ nhiều năm nay, dưa xoài dưa cóc rất phổ biến tại các nhà hàng, quán nhậu tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Đến các nơi này, trong khi chờ món nhậu được đầu bếp pha chế, người ta dọn ra bàn một dĩa dưa xoài hoặc dưa cóc cùng dĩa muối ớt nhỏ để bạn nhâm nhi “lấy trớn” mà không tính tiền.
Bốc miếng dưa có màu vàng nghệ đưa lên miệng cắn, tiếng dưa nổ trong răng nghe đã thần nhĩ, nhai nhẹ sẽ nghe vị mặn ngọt chua cay của nó mê hoặc cái thần khẩu. Ai muốn thưởng thức vị mặn, ngọt và cay nặng hơn thì chấm miếng dưa vào dĩa muối ớt, sẽ nâng ngay nồng độ gia vị như ý. Sau đó, nốc một ngụm bia lạnh ngắt chân răng hay chiêu một một hớp rượu đế cay sè thì sẽ ngất ngây cái thú ẩm thực. Với dân nhậu là vậy, nhưng dưa xoài hoặc dưa cóc còn là thứ ăn chơi “khoái tỉ” không thể không thòm thèm khi thiếu vắng của các cô thiếu nữ tuổi dậy thì.
Xem thêm các tin tức du lịch trong các bài sau nhé
Post a Comment